Nhiều khách du lịch còn khá băn khoăn với thuật ngữ “bất động sản nghỉ dưỡng là gì?” và họ cũng muốn biết có các loại hình nghỉ dưỡng nào để chọn lựa cho chuyến du lịch của mình.
Còn với các cá nhân có tài chính họ lại muốn tìm hiểu ưu điểm của từng loại để có phương hướng đầu tư . Nhằm tạo ra những “con gà đẻ trứng vàng”. Vậy bài viết này AHS sẽ chia sẻ cho bạn hiểu rõ nhất về khái niệm này.
Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Bất động sản nghỉ dưỡng là những bất động sản như: biệt thự, phòng khách sạn, căn hộ khách sạn Condotel, minihotel, shop, nhà liền kề, thậm chí là túp lều, hoặc hình thức khác… được xây dựng tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng sau đó bán lại cho các cá nhân, tổ chức và chủ đầu tư thuê lại để vận hành kinh doanh.
Có 2 lựa chọn dành cho nhà đầu tư là: tự kinh doanh hoặc chủ đầu tư thuê lại để vận hành kinh doanh sau đó chia lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh đó (loại hình này thường phổ biến ở Việt Nam). Bất động sản nghỉ dưỡng vừa để nghỉ dưỡng vừa để kinh doanh sinh lời: đây được xem là ngôi nhà thứ 2 của bạn.
Các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng
Biệt thự biển nghỉ dưỡng: Là các căn hộ nghỉ dưỡng được xây dựng tại các hòn đảo thành phố ven biển, bãi biển đẹp, nổi tiếng và những biệt thự nghỉ dưỡng ven biển.
Căn hộ khách sạn: Condotel là từ được viết tắt của Condo & Hotel có ý nghĩa là Khách sạn căn hộ hay căn hộ khách sạn.
Khu đô thị nghỉ dưỡng: Khu đô thị nghỉ dưỡng du lịch có kết cấu của một khu đô thị nhưng lại được vận hàng nhằm mục đích chuyên phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng.
Khu phố cổ mở rộng: Đây chính là một phần của khu phố cổ được thiết kế theo phong cách phố cổ kết hợp hài hoà với cơ sở hạ tầng hiện đại, có thể nói các sản phẩm dự án bđs nghỉ dưỡng này sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm hoàn toàn mới.
Biệt thự nghỉ dưỡng hướng núi: Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng xây dựng trên địa thế đẹp tại các khu du lịch sinh thái và núi cao như Sapa, Tam Đảo, Hà Giang, Hòa Bình
Condotel: Condotel cần phải có một chủ DN đứng ra quản lý và điều hành những vấn đề cho thuê lại
Bất động sản nghỉ dưỡng nguồn thu từ đâu?
Bất động sản nghỉ dưỡng nguồn thu chính là đến từ khai thác cho thuê các biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn tại các khu du lịch từ đó có dòng tiền trả cho khách hàng, được biết ở Việt Nam thường cam kết lợi nhuận từ 8-12%/năm dành cho nhà đầu tư đây là một khoản cam kết lợi nhuận hấp dẫn vì lãi xuất ngân hàng chỉ là 6-7%/năm chưa kể khách hàng còn có được từ 10-15 đêm nghỉ dưỡng.
Ngoài ra thì còn có các đơn vị phát triển dự án chia sẻ theo lợi nhuận kinh doanh 85/15 – 80/20 – 75/25 tùy thuộc theo giá bán dự án & độ hot vị trí khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên để có thể đảm bảo nguồn lợi nhuận như cam kết đòi hỏi đơn vị quản lý & vận hành phải chuyên nghiệp & có kinh nghiệm để khai thác được lượng khách hàng tại các khu du lịch nghỉ dưỡng & cùng với đó là uy tín, tiềm lực của chủ đầu tư.
Rủi ro tiềm ẩn
Với những lợi ích vô cùng lớn, tuy nhiên loại hình bất động sản nghỉ dưỡng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn như:
Tính thanh khoản thấp, mô hình này chủ yếu dành cho những khách hàng có tiền nhàn rỗi và xác định đầu tư lâu dài. Tính pháp lý về loại hình bất động sản này chưa được quy định rõ ràng là mối quan ngại lớn nhất đối với những khách hàng khi quyết định đầu tư. Vì thế khi quyết định mua bất động sản nghỉ dưỡng nên chọn những chủ đầu tư uy tín và có nhiều dự án thành công trên thị trường.
Sự khan hiếm vị trí đẹp để khai thác du lịch đây rõ ràng là điểm cộng giúp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn nhận được sự quan tâm dành cho các nhà đầu tư vốn mạnh, vì tính khan hiếm của vị trí bất động sản là một trong những yếu tố then giúp giá trị bất động sản tăng trưởng. Tiềm năng du lịch Việt chưa khai thác hết đây chính là “đòn bẩy vạn năng” giúp bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn còn là mảnh đất màu mỡ đối với chủ đầu tư nước ngoài.