ACTION – HEART – SOLUTION
>
>
Những khó khăn trong nghề môi giới bất động sản có thể bạn chưa biết

Những khó khăn trong nghề môi giới bất động sản có thể bạn chưa biết

Môi giới bất động sản không còn là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên làm thế nào để trở thành một nhà môi giới có tiềm năng và vượt qua được khó khăn trong nghề thì không phải ai cũng biết. 

Nghề môi giới bất động sản là gì? 

Môi giới bất động sản được hiểu là nghề trung gian, người môi giới là người tìm kiếm các dự án, căn hộ cho thuê với giá tốt, sau đó kết nối với người cho thuê và người cần thuê hoặc người mua và người bán để hỗ trợ thực hiện các giao dịch. 

Người làm môi giới bất động sản thường được trả công hoa hồng hoặc thỏa thuận. Tùy vào giá trị căn hộ cho thuê hoặc bán mà người môi giới sẽ nhận được mức hoa hồng khác nhau.

Khó khăn gặp phải khi làm nghề

Khó tìm được người dẫn dắt có tâm có tầm 

Đầu tiên khó khăn của nghề môi giới BĐS đó là khó tìm được người dẫn dắt. Một kinh nghiệm mà tôi đúc rút ra được là để bắt đầu nghề môi giới bđs việc chúng ta có được một người thầy, người sếp, người bạn dẫn dắt chúng ta là một điều may mắn với bạn. 

Việc có được một người thầy, người bạn, người sếp có tâm có tầm sẽ quyết định đến định hướng của chúng ta đối với sự nghiệp. Người có tâm có tầm và hiểu ngọn ngành nghề bđs sẽ giúp bạn có bức tranh tổng thể về nghề môi giới, giúp bạn định hướng được phân khúc, con đường đi và truyền lửa nhiệt huyết cho bạn. 

Nên đầu tiên bạn phải cố gắng tìm được người như thế để dẫn dắt. Khi bắt đầu công việc môi giới bất động sản tại công ty mới, môi trường mới thì tôi khuyên bạn hãy tìm người giỏi trong nghề và sẵn sàng chia sẻ, thân thiện…hãy bám theo họ để học hỏi và được chỉ dạy.

Khó tìm kiếm khách hàng 

Có thể nói, nghề môi giới BĐS là nghề tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng và điều cần thiết là phải tạo được mối quan hệ để phát triển khách hàng tiềm năng cho mình. Chính vì điều này mà những người mới bước chân vào nghề này thường khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. 

Thị trường BĐS là một trong những thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt nhất. Sự cạnh tranh không chỉ từ phía đối thủ mà còn từ các đội nhóm trong công ty. Trong trường hợp này, người môi giới muốn vượt qua khó khăn thì phải thật sự kiên trì và chăm chỉ để làm sao data khách hàng tiềm năng của mình ngày càng nhiều thì mới có thể phát triển bền vững được. 

Đi phát tờ rơi, telesales theo nguồn data có sẵn, đứng standee kiếm khách, tham gia trực tiếp dự án, đăng tin rao vặt bất động sản …đó là cách tìm khách hàng đã cũ. Không hợp với thời đại 4.0. Tôi khuyên bạn nên phát triển, học hỏi cách tìm kiếm khách hàng qua internet. Hãy biến mình thành chuyên gia Marketing hoặc có thể thuê, hợp tác với một bên quảng cáo đáng tin cậy kể kết hợp bán hàng.

Áp lực công việc cao 

Khi quyết định bước chân vào lĩnh vực môi giới BĐS thì bạn phải hiểu được rằng đây thật sự là một công việc có áp lực rất lớn, có rất nhiều bạn trẻ phải bỏ cuộc vì không chịu nổi áp lực. Đặc thù của công việc môi giới BĐS là sự liên tục, cho nên mỗi ngày bạn phải chấp nhận việc thường xuyên gọi trên 100 cuộc điện thoại và hầu như bạn sẽ không có ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần. 

Bạn phải biết tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi của khách hàng bất cứ lúc nào và luôn có mặt ngay lập tức khi khách hàng cần để có thể tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc cho khách hàng. 

Bên cạnh đó, khó khăn của nghề môi giới bất động sản còn khiến nhiều người e ngại chính là phải thường xuyên đưa khách hàng đi tư vấn nhờ về dự án, xem nhà, đi đặt cọc…Đặc biệt, có những dự án xa nhà, khách hàng là người nước ngoài, thì môi giới bất động sản cũng cần phải đưa khách đi xem thực tế và “truân chuyên” tư vấn…

Cạnh tranh với đội sale inhouse của chủ đầu tư

Bản thân chủ đầu tư cũng chạy quảng cáo mạnh có thể chi phí lên đến vài tỉ. Và đội bán hàng sale Inhouse thường có thông tin đi trước sàn F1, cũng như, có một số thuận lợi hơn, và thường được trực ngay tại dự án, khách mà tự đến tham quan thì sẽ do đội bán hàng của CDT tiếp, Môi giới sàn F1 thì có khi được trực, có khi không, và không được tiếp khách vãng lai, chỉ có hẹn khách tới, đặt giờ trước với admin, đăng ký tên khách trước, thì sale mới được tiếp. Trong khi đó, môi giới sàn F1 cũng chạy quảng cáo rất mạnh, nhiều khách xem quảng cáo rồi tự tới, thì chỉ để sale Inhouse tiếp.

Sức ép từ chỉ tiêu bán hàng và khách hàng

Đối với các sàn môi giới BĐS truyền thống, áp chỉ tiêu, KPI, thì môi giới sẽ có các áp lực, như là mỗi ngày phải gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, có bao nhiêu khách chịu nghe, cuối tuần phải hẹn được 5 khách đi xem BĐS, cuối tháng phải có 3 khách booking, trong 2 tháng phải có 1 giao dịch … và cả áp lực từ phía khách hàng, có những khách hàng nêu ra rất nhiều yêu cầu nhưng … hơi bị vô lý

Khó khăn về tài chính 

Phần lớn nhân viên môi giới bất động sản thường là những bạn trẻ mới vào nghề, những sinh viên mới ra trường nên tài chính thường bị hạn hẹp, không thể đầu tư quảng cáo như những anh chị đi trước. 

Nhưng nếu không quảng cáo, không tiếp thị thì khách hàng ít người biết đến, khó có cơ hội chốt khách hàng, không tạo được uy tín bản thân nên sẽ rất khó trong việc bán dự án. với chi phí ban đầu từ đầu tư quần áo, tiền quảng cáo, tiền chi phí tiếp khách….. Nhưng thường thì tiền phí môi giới của các dự án bán mới về chậm. Hoặc bán hàng thứ cấp cũng khoảng hơn 1 tháng mới có. Với người mới vào nghề bđs thì thời gian trung bình là từ 3-5 tháng bạn mới có giao dịch đầu tiên. Nên bạn cần chuẩn bị cho mình một số tiền đủ để sống trong thời gian đó.

Một số kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản 

Trong bất kỳ một ngành nghề nào cũng vậy bạn cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước. Điều này sẽ giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu nhưng lại tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn. Bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm dưới đây: 

– Luôn tạo sự khan hiếm đối với sản phẩm BĐS mình đang bán với khách hàng. Ví dụ hiện tại dự án đã bán hết các sản phẩm chỉ còn 1 hoặc 2 căn…. 

– Luôn tạo độ hot cho sản phẩm đang bán và đưa ra thời gian kết thúc chương trình bán hàng, thường là vào ngày mai… 

– Tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm. Ví dụ : Đã có khách đang tham khảo, khách hẹn ngày trả lời…. 

– Cuối cùng điều quan trọng nhất khi bạn đã tư vấn rõ ràng với khách hàng mọi thứ về dự án và họ cũng đã hiểu chi tiết thì bạn hãy mạnh dạn nói khách hàng đặt cọc trước nếu muốn chọn được sản phẩm có vị trí đẹp.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam
Lễ khởi công Đô thị thời đại – Sun Urban City với quy mô 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng diễn ra sáng 8/8...
“Đô thị thời đại - Sun Urban City” và kỳ vọng đưa Hà Nam phát triển vươn tầm
Hà Nam đang trong những bước chạy đà đầu tiên hướng tới mục tiêu đến năm 2050 sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Để hiện...
Những mảnh ghép hoàn hảo tạo nên khu đô thị đáng sống bậc nhất Gia Lâm
Eurowindow Twin Parks – đô thị đáng sống bậc nhất Gia Lâm đã biến ước mơ một nơi an cư yên bình, trong lành và tiện nghi đẳng...
Thị trường biệt thự, liền kề tại Hà Nội “ấm” trở lại, tình trạng bán tháo, cắt lỗ không còn
Giữa bối cảnh thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung, lãi suất mua nhà hạ nhiệt đã khiến giới đầu tư chuyển hướng sang tìm cơ...
An cư tại vùng ven - Xu hướng của cư dân thời hiện đại
(SHTT) – Trong bối cảnh đô thị hóa và sự phát triển nhanh chóng của các thành phố lớn, việc kiếm tìm một không gian sống thoáng đãng,...
Làm môi giới bất động sản yêu cầu những khả năng gì?
Để trở thành một nhân viên kinh doanh bất động sản tốt là điều không dễ dàng, mà để trở thành môi giới bất động sản lại càng...