Bất động sản nghỉ dưỡng là gì và bất động sản nghỉ dưỡng đem lại những tiềm năng, rủi ro ra sao có lẽ là câu hỏi mà nhiều người muốn biết đáp án nhất. Hãy cùng AHS theo dõi bài viết dưới đây vì chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc này của bạn.
Khái niệm bất động sản nghỉ dưỡng
Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình đầu tư bất động sản theo mô hình timeshare (chia sẻ quyền sở hữu phân đoạn) được bắt đầu ở Mỹ vào năm 1959, có sản phẩm như biệt thự, phòng khách sạn, căn hộ hoặc hình thức khác được xây dựng tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng.
Được các chủ đầu tư bán cho khách hàng & phối hợp với bên thứ 3 vận hành khai thác cho thuê đem lại nguồn tiền cho khách hàng đầu tư. Do vậy đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng được 2 công năng chính là du lịch nghỉ dưỡng & khai thác cho thuê.
Tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng
Tốc độ tăng trưởng cao
Trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế xảy ra nhiều biến động thất thường, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngay cả kênh đầu tư truyền thống – tiết kiệm gửi ngân hàng cũng khiến nhiều khách hàng lo ngại trước hàng loạt vụ việc “tiền gửi không cánh mà bay”. Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng đang được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng cùng với sự phát triển của ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay.
Đảm bảo tính an toàn của dự án
Với tính an toàn cao giúp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn luôn được săn đón các nhà đầu tư lão luyện vì ở loại hình này tính an toàn & thảnh thơi nghỉ dưỡng sau các hoạt động kinh doanh căng thẳng là sự lựa chọn thứ 2 hoàn hảo dành cho nhà đầu tư.
Sự khan hiếm vị trí đẹp để khai thác du lịch đây rõ ràng là điểm cộng giúp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn nhận được sự quan tâm dành cho các nhà đầu tư vốn mạnh, vì tính khan hiếm của vị trí bất động sản là một trong những yếu tố then giúp giá trị bất động sản tăng trưởng.
Tiềm năng du lịch Việt chưa khai thác hết đây chính là “đòn bẩy vạn năng” giúp bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn còn là mảnh đất màu mỡ đối với chủ đầu tư nước ngoài.
Các rủi ro có thể gặp
Rủi ro lựa chọn chủ đầu tư
Giữa ma trận các chủ đầu tư lớn, bạn nên cân nhắc lựa chọn kỹ càng nhà đầu tư có uy tín và thương hiệu lớn. Bởi nếu chọn sai nhà đầu tư có thể dẫn đến các tình huống xấu như: chậm tiến độ, bàn giao không đúng thời hạn, lợi nhuận cam kết bị phá vỡ, khả năng vận hành khai thác không ổn định gây nên nhiều bất cập.
Cần đặc biệt chú trọng đến năng lực của chủ đầu tư: Vốn, tài sản, doanh thu hàng năm, lợi nhuận, kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự. Uy tín đã được khẳng định bởi các đối tác lớn và khách hàng lâu năm hay chưa? Một số nhà đầu tư lớn có uy tín cho bạn tham khảo: Vingroup, Sun Group, Bim Group, Sovico Holding, FLC, Ceo Group, MIK Group
Rủi ro đến từ sản phẩm
Chất lượng sản phẩm: mỗi sản phẩm sẽ có vị trí, trang bị tiện ích, chất lượng dịch vụ, thiết kế khác nhau. Điều này tạo nên tính khác biệt, đồng thời cũng là yếu tố mang tính quyết định đến giá trị, sức hút về lâu dài cho sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm nếu không được phát triển dựa trên sự nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu, xu hướng trong tương lai,… sẽ rất khó có được sự cạnh tranh.
Thương hiệu: Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, một thương hiệu tốt luôn lấy được lòng tin dễ dàng hơn từ những dịch vụ chăm sóc khách hàng và chiếm được lòng tin của khách hàng từ sự uy tín của riêng mình. Trường hợp thương hiệu bị ảnh hưởng, tất yếu cũng tạo sự ảnh hưởng theo cho sản phẩm.
Đơn vị quản lý & vận hành dự án: Đơn vị quản lý không chuyên nghiệp, vận hành không hiệu quả khiến nhà đầu tư gặp khó khăn, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Năng lực của chủ đầu tư: có thể gặp phải các vấn đề như tài chính không tốt, năng lực không cao dễ dẫn tới các rủi ro như: chậm tiến độ, sản phẩm kém chất lượng, cam kết sinh lời không đảm bảo,…
Rủi ro từ đòn bẩy tài chính: việc vay mua/đầu tư bất động sản không hiếm nhưng với biệt thự nghỉ dưỡng, nhà đầu tư cần nguồn vốn mạnh. Nếu khoản vay quá lớn có thể là con dao hai lưỡi khi nhà đầu tư không nắm chắc dòng tiền.
Rủi ro về tính thanh khoản: biệt thự nghỉ dưỡng trên thực tế có tính thanh khoản thấp hơn các loại hình khác (đất nền, nhà phố, chung cư,…). Vì vậy, sẽ thích hợp để đầu tư dài hạn hơn là lướt sóng. Nếu không xác định ngay từ đầu, nhà đầu tư sẽ dễ gặp rủi ro.
Khả năng khai thác vận hành biệt thự nghỉ dưỡng: khả năng khai thác kinh doanh sau khi nhận bàn giao ảnh hưởng đến công suất phòng, giá phòng/đêm và lợi nhuận hàng năm của nhà đầu tư.
Rủi ro đến từ tình hình nền kinh tế khu vực và thế giới
Lượng khách du lịch quốc tế tụt giảm do dịch Covid-19, lượng kiều hối cũng đồng loạt giảm theo, đã khiến cho thị trường du lịch và bất động sản Việt Nam bị trì trệ kém khởi sắc. Trong khi đó, đây lại là 2 thị trường lớn quyết định nguồn thu từ hoạt động cho thuê biệt thự biển, và giá trị của căn biệt thự biển.
Theo đánh giá từ giới chuyên môn, việc Việt Nam chỉ mở cửa hội nhập một phần, phần còn lại vẫn được nhà nước điều tiết sẽ có thể giúp Việt Nam tránh được những cơn bão suy thoái lớn. Và trong tương lai 20 năm sắp tới đây, Việt Nam sẽ chưa thể hội nhập hoàn toàn, và nền kinh tế vẫn cần đến tự điều tiết của nhà nước. Đây là một tín hiệu khá an toàn cho những ai muốn đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Thông qua bài viết này bạn đọc có hiểu rõ hơn, nắm được định nghĩa bất động sản nghỉ dưỡng là gì, những loại hình bất động sản nghỉ dưỡng nào đang được ưa chuộng và tạo ra lợi nhuận trước khi kinh doanh bất động sản. Từ đó chọn được các hình thức đầu tư phù hợp. Chúc các bạn thành công!