ACTION – HEART – SOLUTION
>
>
Các khía cạnh khác của nghề môi giới bất động sản

Các khía cạnh khác của nghề môi giới bất động sản

Bất động sản là lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều cảm xúc, cũng là nơi hội tụ những cá nhân “liều lĩnh”, bền bỉ và thông minh. Bài viết dưới đây sẽ giải mã những khía cạnh khác nhau của nghề môi giới bất động sản.

Áp lực công việc

Làm nghề môi giới bất động sản bạn cần phải làm quen với sự bận rộn vào ngoài giờ làm việc và thậm chí là ngày nghỉ. Vào thời điểm mà mọi người nghỉ ngơi thì bạn phải làm việc vì lúc đó khách hàng của bạn mới có thời gian để gặp bạn.

Đặc thù của ngành này là khách hàng rất ít khi chủ động tìm đến bạn, do đó bạn phải tự chủ động để tiếp cận và gặp gỡ khách hàng. Vì vậy, khi có được một cuộc hẹn với khách hàng thì dù đường sá xa xôi thì bạn cũng phải cố gắng đi để gặp gỡ họ.

Khó tìm kiếm khách hàng

Khó khăn của nghề môi giới bđs đầu tiên phải kể đến việc tìm kiếm khách hàng. Nghề môi giới bất động sản là nghề thường xuyên phải tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để tạo dựng mối quan hệ thân thiết, từ đó phát triển thành khách hàng tiềm năng cho mình. Do vậy, những người mới bước chân vào nghề thường gặp nhiều khó khăn hơn.

Đặc biệt, thị trường bất động sản được đánh giá là nơi có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt nhất. Đừng nghĩ rằng khách hàng sẽ tự xuất hiện trước mặt bạn bởi thực tế, đối thủ có thể đã tìm thấy họ trước. Bạn cần phải rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, kiên trì trong việc tìm kiếm data khách hàng tiềm năng. Số lượng càng nhiều, bạn càng có cơ hội chiến thắng. Trong thời đại 4.0, bạn có thể sử dụng Marketing Online để quảng cáo, quảng bá dự án của mình nếu cần thiết.

Là ngành có sự cạnh tranh ” khốc liệt”

Hiếm có môi trường nào lại có sự cạnh tranh và đào thải ” khắc nghiệt” như bất động sản. Từ việc tìm kiếm khách hàng, đối tác, lựa chọn dự án và chủ đầu tư cho đến việc tìm căn, chốt khách, ký kết hợp đồng,.. đều phải cạnh tranh rất nhiều với các môi giới khác.

Chưa kể đến một số chiêu trò của những đối thủ không có năng lực như cắt máu, lừa lọc, kéo khách, cướp khách, quỵt tiền hoa hồng,…không phải là chuyện hiếm gặp trong nghề Sales bất động sản.

Để có thể cạnh tranh được với những chiêu trò ấy thì không có cách nào khác ngoài việc bạn phải luôn cố gắng trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân để bạn có thể khẳng định giá trị của mình với khách hàng để khách hàng phải thấy bạn thực sự khác so với các Sales không có năng lực chỉ mang tính làm ăn chộp giật.

Không hiểu rõ khách hàng và dự án đang bán

Nghe qua khó khăn này thì có vẻ vô lý bởi làm môi giới bất động sản mà lại không hiểu về dự án, không hiểu khách hàng của mình thì làm sao có thể hoàn thành được công việc. Nhưng thực tế, điều này vẫn thường xuyên diễn ra trong nghề bất động sản. Việc không hiểu rõ khách hàng ở đây là không nắm được tâm lý khách hàng, không biết khách hàng đang cần gì, có mong muốn gì hay gặp khó khăn gì cần được gỡ rối, tư vấn.

Nhà môi giới khiến khách hàng tự đặt câu hỏi, tự quay mình trong chính mớ bòng bong mà khách hàng tạo ra. Kết quả, khách hàng không tìm được giải pháp từ nhà môi giới và bắt buộc họ phải tìm đến một nhà môi giới khác.

Còn việc không hiểu rõ dự án đang bán là nhà môi giới không hiểu dự án thuộc tầm khúc nào, có những tiện ích gì, thuộc vị trí địa lý nào, có những ưu điểm vượt trội gì… Chính việc thiếu kiến thức này khiến cho quá trình tư vấn gặp nhiều khó khăn, và chắc chắn đây chính là nguyên nhân khiến khách hàng của bạn rời đi.

Sức ép từ chỉ tiêu bán hàng và khách hàng

Đối với các sàn môi giới BĐS truyền thống, áp chỉ tiêu, KPI, thì môi giới sẽ có các áp lực, như là mỗi ngày phải gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, có bao nhiêu khách chịu nghe, cuối tuần phải hẹn được 5 khách đi xem BĐS, cuối tháng phải có 3 khách booking, trong 2 tháng phải có 1 giao dịch… và cả áp lực từ phía khách hàng, có những khách hàng nêu ra rất nhiều yêu cầu nhưng… hơi bị vô lý

Phí nhận chậm

Có những chủ đầu tư giam phí cả năm, có CDT lại chơi trò là trừ tiền marketing vào phí hoa hồng nữa, sale sẽ nản và không bán cho CDT đó nữa. Để có tiền “tươi”, môi giới BĐS hay tham gia song song mảng bán sơ cấp, và bán thứ cấp.

Hoặc phải tính toán dòng tiền “gối đầu”, khi bán được 1 căn nhà, thì dự trù 3-6 tháng kế tiếp mới nhận tiền, để dự trữ chi phí sinh hoạt, sống tiết kiệm và không hoang phí. bên cạnh đó thì có những CDT tốt, trả phí nhanh thì sale sẽ chăm bán và bán lâu dài.

Trên đây là một số khó khăn của nghề môi giới bất động sản chính trong vô số những khó khăn của nghề môi giới bất động sản hay gặp phải. Nếu bạn là một người muốn làm giàu, muốn bám trụ lâu với nghề thì bạn phải là một người thật sự tâm huyết, kiên trì, không ngừng nỗ lực và ham học hỏi. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam
Lễ khởi công Đô thị thời đại – Sun Urban City với quy mô 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng diễn ra sáng 8/8...
“Đô thị thời đại - Sun Urban City” và kỳ vọng đưa Hà Nam phát triển vươn tầm
Hà Nam đang trong những bước chạy đà đầu tiên hướng tới mục tiêu đến năm 2050 sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Để hiện...
Những mảnh ghép hoàn hảo tạo nên khu đô thị đáng sống bậc nhất Gia Lâm
Eurowindow Twin Parks – đô thị đáng sống bậc nhất Gia Lâm đã biến ước mơ một nơi an cư yên bình, trong lành và tiện nghi đẳng...
Thị trường biệt thự, liền kề tại Hà Nội “ấm” trở lại, tình trạng bán tháo, cắt lỗ không còn
Giữa bối cảnh thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung, lãi suất mua nhà hạ nhiệt đã khiến giới đầu tư chuyển hướng sang tìm cơ...
An cư tại vùng ven - Xu hướng của cư dân thời hiện đại
(SHTT) – Trong bối cảnh đô thị hóa và sự phát triển nhanh chóng của các thành phố lớn, việc kiếm tìm một không gian sống thoáng đãng,...
Làm môi giới bất động sản yêu cầu những khả năng gì?
Để trở thành một nhân viên kinh doanh bất động sản tốt là điều không dễ dàng, mà để trở thành môi giới bất động sản lại càng...