Trong thời gian gần đầy nhìn thấy tiềm năng phát triển ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam, các yếu tố cơ sở hạ tầng được chú trọng nâng cấp, chính sách phát triển du lịch & giao thông thuận tiện kích cầu giúp bất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng thấy rõ. Vậy chúng ta đã hiểu rõ về bất động sản nghỉ dưỡng? Hãy cùng AHS tìm hiểu về loại hình bất động sản này:
What is resort real estate?
Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình đầu tư bất động sản theo mô hình timeshare (chia rẻ quyền sở hữu phân đoạn) được bắt đầu ở Mỹ vào năm 1959, có sản phẩm như biệt thự, phòng khách sạn, căn hộ hoặc hình thức khác được xây dựng tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng.
Được các chủ đầu tư bán cho khách hàng & phối hợp với bên thứ 3 vận hành khai thác cho thuê đem lại nguồn tiền cho khách hàng đầu tư. Do vậy đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng được 2 công năng chính là du lịch nghỉ dưỡng & khai thác cho thuê.
Các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng phổ biến
Hill and mountain villas
Đây là loại hình biệt thự sinh thái biệt lập, mang đến sự riêng tư tuyệt đối cho chủ sở hữu khi được xây dựng trên các sườn núi, sườn đồi với khả năng bao quát mọi cảnh quan từ trên cao. Biệt thự đồi, núi được quy hoạch khá bài bản, sở hữu thiết kế độc đáo nhưng rất chắc chắn và vững chãi. Đến đây, du khách sẽ được gác lại những âu lo, muộn phiền của cuộc sống để hòa mình vào không gian thiên nhiên trong lành và mát mẻ.
Biệt thự sông hồ
Tận dụng tối đa được cảnh quan xung quanh, biệt thự sông hồ thường được xây dựng ở những vùng có danh lam thắng cảnh, không gian mát mẻ ven sông hồ. Mang thiết kế “Tựa sơn hướng thuỷ” biệt thự sông hồ đem đến phong thuỷ tốt, lan toả thịnh vượng cảnh sắc hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
Beach villa
Biệt thự biển thường có thiết kế vô cùng hiện đại và sang trọng, nằm tại những bãi biển hoang sơ và tươi đẹp. Với thói quen thích đi biển, đây là loại hình đầy bất động sản nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển du lịch và có cơ hội sinh lời cao.
Condotel
Condotel cần phải có một chủ DN đứng ra quản lý và điều hành những vấn đề cho thuê lại Phong cách thiết kế : không thiếu một tiện ích nào từ những tiện ích cơ bản nhất phòng khách, bếp, phòng ngủ,…với đầy đủ phương tiện giúp du khách trải niệm phong cách sống không khác gì nhà mình Vị trí đặc trưng: được xây ở những TP lớn và các địa điểm nghỉ dưỡng lớn.
Shophouse/Shoptel phục vụ cho du lịch
Cụm từ shophouse/shoptel là một sự kết hợp của: “shop” và “hotel” hoặc “house” do vậy có thể hiểu rằng là mô hình vừa kết hợp để buôn bán vừa ở và nghỉ dưỡng. Phong cách thiết kế: thiết kế của shophouse là thiết kế cứng và chắc chắn không thể chỉnh sửa.
Vị trí đặc trưng: Shophouse/Shoptel thường được nằm trong một KĐT hoặc khu nghỉ dưỡng. Mô hình này phổ biến tại nhiều nước có nền du lịch ổn định và phát triển như Marina Bay ở Las Vegas, Macau hay Singapore.
Xu hướng đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng
Xu hướng nhà đầu tư “săn lùng” loại hình biệt thự ven biển để đầu tư nghỉ dưỡng cùng gia đình hoặc cho thuê lại đang là xu hướng nở rộ gần đây, đặc biệt tốc độ tăng trưởng đều qua hằng năm. Sự bùng nổ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển Việt Nam được châm ngòi bởi những yếu tố như cơ sở hạ tầng được cải thiện, lượng du khách quốc tế và trong nước đang tăng trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm được đầu tư ngày càng đa dạng và chất lượng cao, rủi ro khi đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng thấp.
Nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chủ yếu là mua khách sạn để vận hành, tập trung vào các địa điểm thu hút khách du lịch như Hà Nội, TPHCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Hay các địa phương mới nổi như Ninh Thuận, Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Yên, Phú Quốc do những khu vực này quỹ đất còn lớn, tạo được giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao theo thời gian.
Để đầu tư vào biệt thự nghỉ dưỡng, các nhà đầu tư cần chú ý đến các yếu tố sau:
Dự án có thủ tục pháp lý đầy đủ
Bất động sản nghỉ dưỡng đang vào thời kỳ nở rộ nhưng không phải dự án nào cũng đáp ứng được quy định Nhà nước về mặt thủ tục pháp lý. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải có văn bản gửi Sở Xây dựng nơi có nhà ở, kèm theo hồ sơ giấy tờ chứng minh nhà ở hình thành trong tương lai, đủ điều kiện được bán.
Các chuyên gia bất động sản cũng đưa ra khuyến cáo, người mua không nên bị hấp dẫn bởi vị trí đẹp, lời mời chào về khả năng sinh lợi cao mà lơ là yếu tố pháp lý của dự án định đầu tư. Bất động sản nghỉ dưỡng thường là những tài sản có giá trị lớn, vì thế người mua càng phải thận trọng để phòng ngừa những rủi ro pháp lý. Khi chủ đầu tư chưa đủ điều kiện thỏa mãn quy định của pháp luật sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua trong tương lai.
Tính thanh khoản của sản phẩm
Ngoài các vấn đề pháp lý, tính thanh khoản của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là một câu hỏi lớn. Chẳng hạn như thị thường căn hộ khách sạn Condotel, có những căn bị đẩy mức giá lên tới 80-90 triệu/m2.
Mức giá này không đủ thu hút các nhà đầu tư mua đi bán lại để ăn mức tiền chênh lệch. Nhóm đầu tư này rút dần khỏi phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng khiến thị trường này giảm nhiệt. Nên chỉ còn nhà đầu tư lâu dài, quan tâm giá trị thực của bất động sản nghỉ dưỡng.
Thông qua bài viết này bạn đọc có hiểu rõ hơn, nắm được định nghĩa bất động sản nghỉ dưỡng là gì, những loại hình BĐS nghỉ dưỡng nào đang được ưa chuộng và tạo ra lợi nhuận trước khi kinh doanh bất động sản. Từ đó chọn được các hình thức đầu tư phù hợp. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.