Để trở thành một nhân viên kinh doanh bất động sản tốt là điều không dễ dàng, mà để trở thành môi giới bất động sản lại càng thêm khó. Điều này đòi hỏi môi giới bất động sản không chỉ phải nắm được những kỹ năng chuyên nghiệp mà còn cần có kiến thức chuyên môn sâu, nắm bắt được tâm lý khách hàng cũng như ứng xử linh hoạt được trên nhiều tình huống khác nhau.
Khó khăn gặp phải khi trở thành môi giới bất động sản là gì?
Khó tìm kiếm khách hàng
Khó khăn của nghề môi giới bđs đầu tiên phải kể đến việc tìm kiếm khách hàng. Nghề môi giới bất động sản là nghề thường xuyên phải tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để tạo dựng mối quan hệ thân thiết, từ đó phát triển thành khách hàng tiềm năng cho mình. Do vậy, những người mới bước chân vào nghề thường gặp nhiều khó khăn hơn.
Đặc biệt, thị trường bất động sản được đánh giá là nơi có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt nhất. Đừng nghĩ rằng khách hàng sẽ tự xuất hiện trước mặt bạn bởi thực tế, đối thủ có thể đã tìm thấy họ trước.
Áp lực công việc cao
Khi quyết định bước chân vào lĩnh vực môi giới BĐS thì bạn phải hiểu được rằng đây thật sự là một công việc có áp lực rất lớn, có rất nhiều bạn trẻ phải bỏ cuộc vì không chịu nổi áp lực.
Đặc thù của công việc môi giới BĐS là sự liên tục, cho nên mỗi ngày bạn phải chấp nhận việc thường xuyên gọi trên 100 cuộc điện thoại và hầu như bạn sẽ không có ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Bạn phải biết tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi của khách hàng bất cứ lúc nào và luôn có mặt ngay lập tức khi khách hàng cần để có thể tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc cho khách hàng.
Bên cạnh đó, khó khăn của nghề môi giới bất động sản còn khiến nhiều người e ngại chính là phải thường xuyên đưa khách hàng đi tư vấn nhờ về dự án, xem nhà, đi đặt cọc…Đặc biệt, có những dự án xa nhà, khách hàng là người nước ngoài, thì môi giới bất động sản cũng cần phải đưa khách đi xem thực tế và “truân chuyên” tư vấn…
Khó khăn về sản phẩm đang bán
Không phải ai cũng có cho mình những căn hộ đẹp, sang trọng, view đẹp hay bất cứ những yếu tố hoàn hảo để giúp bạn có trong tay những sản phẩm “tuyệt vời”. Cũng sẽ có những view xấu, giá thành cao, nằm trong góc,…
Nhưng hãy nhớ rằng không có căn nào là xấu cả mà nó nằm ở cách bạn giới thiệu, tư vấn và đối tượng khách hàng của bạn là ai. Hãy nên nhớ rằng lựa chọn khách hàng phù hợp với sản phẩm là yếu tố giúp bạn có thể giải quyết trong vòng 1 nốt nhạc. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc về năng lực và kinh nghiệm bản thân để lựa chọn căn hộ phù hợp với mình.
Gặp trở ngại do thiếu kiến thức và kỹ năng
Khó khăn lớn nhất khiến nhà môi giới bất động sản bị mất khách hàng đó chính là thiếu kiến thức và kỹ năng. Thực tế, kiến thức bất động sản không chỉ tóm gọn trong 1 hay 2 mục cụ thể mà nó bao gồm bộ kiến thức với nhiều nhóm, mục khác nhau. Ví dụ như: kiến thức về dự án bất động sản, phân khúc mà chủ đầu tư đang thực hiện, kiến thức về luật Đất đai, kiến thức về thị trường bất động sản, tư vấn bất động sản…
Ví dụ, nếu bạn không có kiến thức về luật Đất đai thì thì sẽ không thể tư vấn cho khách hàng nên chuẩn bị những loại giấy tờ nào để hoàn thành thủ tục mua dự án. Không nắm được dự án này có thuộc diện đang quy hoạch hay không…
Và chắc chắn, nếu bạn không cung cấp được cho khách hàng những kiến thức mà họ mong muốn thì khách hàng sẽ tự động tìm đến những nhà môi giới giàu kinh nghiệm hơn. Bên cạnh kiến thức thì nhà môi giới cũng cần chú ý đến kỹ năng trong nghề.
Đây cũng là một khó khăn khi học môi giới bất động sản mà nhiều người không vượt qua được. Kỹ năng ở đây liên quan đến việc giao tiếp, ứng xử với khách hàng, kỹ năng tiếp cận khách hàng, kỹ năng tư vấn, kỹ năng gọi điện thoại…
Các kinh nghiệm trong nghề
Dù là công việc gì, việc học hỏi kinh nghiệm từ những bậc “tiền bối” đi trước cũng sẽ là những kiến thức vô cùng quý báu giúp bạn thành công hơn trong công việc. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản được chia sẻ từ những chuyên gia thành công, bạn có thể tham khảo nhé:
– Tạo ra sự khan hiếm về sản phẩm bất động sản với khách hàng để nhanh chóng thúc đẩy hành vi đưa ra quyết định từ khách hàng.
– Tạo ra độ hot của các dự án bất động sản thông qua các chương trình giảm giá, ưu đãi.
– Tạo ra sự cạnh tranh cho sản phẩm như đang chờ khách trả lời, đã có khách đang tham khảo.
– Mạnh dạn đề xuất với khách việc đặt cọc trước để giữ vị đẹp cho căn hộ sau khi đã trình bày chi tiết về những thông tin liên quan đến dự án đó.
Hy vọng với những điều trên, bạn đã có thể xác định được mình thiếu gì và cần gì để trở thành một nhà môi giới bất động sản thành công.