Sự gia tăng về tầng lớp thượng lưu ngày càng cao, nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng phổ biến do đó bất động sản nghỉ dưỡng có thể nói là thị trường “béo bở” được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Nếu bạn có ý định đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thì việc tìm hiểu những thông tin liên quan là rất cần thiết. Vậy bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Cơ hội đầu tư bất động sản ra sao. Hãy cùng AHS giải đáp thắc mắc này.
What is resort real estate?
Bất động sản nghỉ dưỡng là mô hình bất động sản được xây dựng tại khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, bao gồm biệt thự trên đồi, biệt thự biển, căn hộ khách sạn, mini hotel, shophouse…. sau đó bán lại cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư.
Bất động sản nghỉ dưỡng được xây dựng nên với mục đích phục vụ khách du lịch, cung cấp dịch vụ lưu trú, thương mại… mang đến những trải nghiệm thú vị và tiện ích hấp dẫn cho du khách. Mô hình bất động sản này mang đến cho các nhà đầu tư 2 hình thức: cho bên thứ 3 thuê lại vận hành kinh doanh hoặc tự kinh doanh.
Trong đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ chia theo thỏa thuận giữa các bên. Ở nước ta, hình thức cho bên thứ 3 thuê lại vận hành kinh doanh phổ biến hơn.
Các loại hình BĐS nghỉ dưỡng hiện nay
Biệt thự bên đồi
Được quy hoạch và xây dựng trên đồi, được bao bọc bởi những dãy núi, quả đồi trùng điệp. Biệt thự trên đồi được thiết kế tận dụng không gian rộng và xanh của thiên nhiên làm điểm nổi bật. Nằm trong không gian giữa hoặc ven của đồi núi, hoặc cũng có thể xây dựng trên sườn đồi với tầm nhìn ra xung quanh với cảnh biển
Biệt thự đảo sông, hồ
Khác với biệt thự đồi, núi, biệt thự sông, hồ thường được xây dựng tại các khu đô thị sinh thái, mang đến những đặc quyền thượng lưu dành riêng cho khách hàng. Loại hình sản phẩm này sở hữu phong cách thiết kế hiện đại, bắt mắt nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên nhờ lấy tiêu chí thiên nhiên làm chủ đạo.
Beach villa
Biệt thự biển thường có thiết kế vô cùng hiện đại và sang trọng, nằm tại những bãi biển hoang sơ và tươi đẹp. Với thói quen thích đi biển, đây là loại hình đầy bất động sản nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển du lịch và có cơ hội sinh lời cao.
Condotel hotel apartment
Condotel là bất động sản nghỉ dưỡng hoàn hảo khi phối hợp giữa “Condo” và “Hotel” tức là căn hộ và khách sạn. Condotel mang đầy đủ những tiện ích của căn hộ như phòng bếp, phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, toilet… cũng như mang đến trải nghiệm tuyệt vời của khách sạn nghỉ dưỡng. Đa phần Condotel được xây dựng ở các thành phố lớn hoặc khu du lịch, khu nghỉ dưỡng. Đối với căn hộ khách sạn Condotel chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng, có thể dùng để nghỉ dưỡng hoặc cho thuê nhưng Condotel cần phải giao cho đơn vị quản lý và điều hành đứng ra thực hiện cho thuê khách du lịch và chia sẻ lợi nhuận.
Shophouse
Nhà phố thương mại shophouse là loại hình bất động sản khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các dự án bất động sản từ khu đô thị đến du lịch nghỉ dưỡng đều có dòng sản phẩm này. Loại hình sản phẩm này được đánh giá cao khi sở hữu chức năng kép: vừa dùng để ở, vừa dùng để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thông thường, shophouse được quy hoạch tại các trục đường chiến lược của dự án với khả năng tiếp cận nguồn khách dồi dào có nhu cầu mua sắm cao. Vì vậy, nhà đầu tư “rót vốn” vào shophouse sẽ nhận được nguồn lợi nhuận ổn định hàng tháng mà không mất nhiều công sức để tìm kiếm khách hàng.
Tiêu chuẩn để có thể đánh giá BĐS nghỉ dưỡng
Đến gần 100% những người bán BĐS nghỉ dưỡng không biết về nó bởi vì thế chưa thể hiểu toàn bộ chi tiết tác động để có thể làm cho khách hàng có khoản đầu tư an toàn, chắc chắn và sinh lời. Một số chi tiết chính như:
- Vị trí địa lý: Một đặc điểm để thúc đẩy và phát triển BĐS nghỉ dưỡng gồm 3 yếu tố: Cơ sở hạ tầng, Điều kiện tự nhiên và tiện ích xung quanh. Như vậy nếu dựa vào đủ các yếu tố này thì có rất ít sản phẩm BĐS đạt đủ cả 3 yếu tố này. Ví dụ như: Đà Nẵng, Phú Quốc, Sapa, Nha Trang, Hội An, Đà Lạt, Huế
- Kiến trúc: để phát triển BĐS nghỉ dưỡng cần có kiến trúc và những người quản lý BĐS.
- Thị trường: yếu tố kỳ vọng về đầu tư BĐS nghỉ dưỡng của khách hàng: Dòng tiền, Tăng giá vốn và Thanh khoản.
Tiềm năng đầu tư so với các loại hình bất động sản khác
Xét về tiềm năng đầu tư trong những loại hình bất động sản phổ biến thì biệt thự nghỉ dưỡng đang được nhận định là tiềm năng nhất.
Theo số liệu thống kê của hiệp hội BĐS, nhu cầu đầu tư vào loại hình nhà phố, căn hộ hiện nay chỉ chiếm từ 3-6%, đối với văn phòng cho thuê là 8-10%; còn Biệt thự biển là 10-16%.
Trong khi đó, với các nhiều chương trình cam kết cho vay cộng thêm nguồn cung có hạn, tiềm năng tăng giá mạnh, Biệt thự biển đang trở thành hàng “hot” mà mọi nhà đầu tư đều muốn sở hữu. Tại Việt Nam hiện nay, mức giá mua Biệt thự biển đang thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Chính vì thế, việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài xuất hiện tại thị trường biệt thự biển Việt và đẩy mức giá của loại hình sản phẩm này lên cao là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Hiện nay, hầu hết các dự án Biệt thự biển ở Việt Nam đều đang được xây dựng tại những vị trí đẹp nhất của những thành phố du lịch biển như: Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc,… lôi kéo rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới nghỉ dưỡng.
Dự án có thủ tục pháp lý đầy đủ
Bất động sản nghỉ dưỡng đang vào thời kỳ nở rộ nhưng không phải dự án nào cũng đáp ứng được quy định Nhà nước về mặt thủ tục pháp lý. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải có văn bản gửi Sở Xây dựng nơi có nhà ở, kèm theo hồ sơ giấy tờ chứng minh nhà ở hình thành trong tương lai, đủ điều kiện được bán.
Các chuyên gia bất động sản cũng đưa ra khuyến cáo, người mua không nên bị hấp dẫn bởi vị trí đẹp, lời mời chào về khả năng sinh lợi cao mà lơ là yếu tố pháp lý của dự án định đầu tư. Bất động sản nghỉ dưỡng thường là những tài sản có giá trị lớn, vì thế người mua càng phải thận trọng để phòng ngừa những rủi ro pháp lý. Khi chủ đầu tư chưa đủ điều kiện thỏa mãn quy định của pháp luật sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua trong tương lai.
Tính thanh khoản với sản phẩm BĐS
Ngoài các vấn đề pháp lý, tính thanh khoản của các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng vẫn là một dấu hỏi lớn. Chẳng hạn như căn hộ khách sạn Condotel, có giá bị đẩy 85-100 triệu/m2. Mức giá này không thu hút các NĐT mua đi bán lại để ăn lợi nhuận.
Với tiềm năng phát triển vượt trội, bất động sản nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ là kênh đầu tư sinh lời lớn, mang đến nguồn thu khủng hàng tháng cho giới đầu tư.