Ngành bất động sản nói chung và nghề môi giới bất động sản nói riêng được xem là một trong những ngành nghề có “sức hút” rất mạnh mẽ đối với giới trẻ từ trước đến nay. Tuy nhiên, nghề môi giới BĐS cũng gặp rất nhiều khó khăn và thử thách.
Môi giới bất động sản là gì?
Nhiều người cho rằng, làm môi giới bất động sản là “quần là, áo lượt”, hưởng thụ cuộc sống dư giả, hào nhoáng với thu nhập vài trăm triệu một tháng. Điều này có thực sự đúng? Công việc cụ thể của một người làm môi giới bất động sản là gì?
Môi giới bất động sản, được quy quy định tại bộ luật cùng tên, là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại hay cho thuê mua các sản phẩm bất động sản. Nói cách khác, các nhân viên môi giới chính là cầu nối giữa khách hàng với các chủ đầu tư, những người có nhu cầu bán bất động sản.
Bằng hiểu biết chuyên sâu cùng sự tinh tế nắm bắt tâm lý khách hàng, những người làm môi giới bất động sản sẽ giúp người mua dễ dàng tìm được sản phẩm ưng ý, phù hợp với tài chính và nhu cầu cá nhân. Đồng thời, họ cũng cũng giúp bên bán bán được sản phẩm với mức giá tốt nhất. Như vậy, có thể nói, các giao dịch bất động sản phức tạp sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của những người hành nghề môi giới.
Những hạn chế khi trở thành môi giới bất động sản
Chi phí marketing tìm kiếm khách hàng rất nhiều
Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ngành môi giới BĐS buộc mình phải tiêu chi phí marketing tốn kém rất nhiều để tìm kiếm khách hàng. có 2 con đường tìm kiếm khách hàng, một là đổ sức và thời gian, đây là chiến lược dài hơi, hai là đổ tiền để nhanh chóng kiếm khách.
Môi giới ban đầu mới tập tành hay bỏ ra 500k – 1.tr chạy quảng cáo, rồi khi chạy quen thì tăng mức lên 5.tr-10.tr, rồi đến khi chơi lớn hơn thì có thể chơi tới 30-50.tr / tháng, và thậm chí là hơn. Rồi là ngồi ngóng ra từng lead, khách mới để lại contact số điện thoại, hoặc nhắn tin inbox.
Cứ khoảng 5-10 khách nhắn tin, thì mình mới hẹn gặp được 1 khách, đi xem dự án bất động sản, nếu bán được thì mới hưởng hoa hồng, còn không bán được thì sẽ mất hết chi phí chạy quảng cáo đó.
Áp lực công việc
Khi chọn làm nghề môi giới bất động sản thì bạn phải quen với việc làm việc vào ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính. Vào thời điểm mà mọi người được nghỉ ngơi thì có khi bạn lại đang phải làm việc vì lúc đó khách hàng của bạn nghỉ thì bạn mới có thời gian trao đổi, tiếp cận với họ.
Thiếu kiến thức và kỹ năng
Thiếu kiến thức và kỹ năng là điều mà hầu hết những người mới vào nghề thường hay gặp phải. Đây được xem là khó khăn lớn nhất của nghề môi giới BĐS khiến họ rất dễ bị mất khách hàng.
Khi đi làm rồi thì người môi giới hay bị quay cuồng trong công việc tìm kiếm khách hàng, bán hàng, chốt khách… mà quên đi việc phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng cho mình. Bạn cần trau dồi thêm những kiến thức về chuyên ngành, kiến thức về phong thủy… hoặc một số kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử với khách hàng, kỹ năng tư vấn, kỹ năng gọi điện thoại, tiếp cận khách hàng…Để có thể tư vấn khách hàng một cách cuốn hút hơn.
Việc tìm kiếm khách hàng vô cùng khó khăn
Có thể khẳng định, nghề môi giới bất động sản là nghề tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất và cần có mối quan hệ để phát triển khách hàng tiềm năng. Chính vì yêu cầu đặt ra này mà nhiều người khi mới bước chân vào nghề môi giới, mới bắt đầu học đầu tư bất động sản thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt, đối với những bạn trẻ, chưa được tiếp xúc nhiều với xã hội thì việc làm môi giới bất động sản thực sự là một khó khăn rất lớn. Bạn cần xác định rằng mình phải bắt đầu từ con số 0 và cố gắng bằng mọi cách để tự tìm lấy khách hàng tiềm năng cho mình.
Một số kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản
Trong bất kỳ một ngành nghề nào cũng vậy bạn cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước. Điều này sẽ giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu nhưng lại tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn.
– Luôn tạo sự khan hiếm đối với sản phẩm BĐS mình đang bán với khách hàng. Ví dụ hiện tại dự án đã bán hết các sản phẩm chỉ còn 1 hoặc 2 căn….
– Luôn tạo độ hot cho sản phẩm đang bán và đưa ra thời gian kết thúc chương trình bán hàng, thường là vào ngày mai…
– Tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm. Ví dụ : Đã có khách đang tham khảo, khách hẹn ngày trả lời….
– Cuối cùng điều quan trọng nhất khi bạn đã tư vấn rõ ràng với khách hàng mọi thứ về dự án và họ cũng đã hiểu chi tiết thì bạn hãy mạnh dạn nói khách hàng đặt cọc trước nếu muốn chọn được sản phẩm có vị trí đẹp.
Trên đây là một số khó khăn của nghề môi giới bất động sản chính trong vô số những khó khăn của nghề môi giới bất động sản hay gặp phải. Nếu bạn là một người muốn làm giàu, muốn bám trụ lâu với nghề thì bạn phải là một người thật sự tâm huyết, kiên trì, không ngừng nỗ lực và ham học hỏi. Chúc bạn thành công.